Kiến thức cơ bản về dịch tả heo châu Phi (African Swine Fever)

Pig Stock Photos, Royalty Free Pig Images | Depositphotos

 African Swine Fever (ASF), trong tiếng Việt là dịch tả heo châu Phi, là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi một loại virus họ Asfaviridae với loài heo nhà. Ảnh hưởng lớn đến nền chăn nuôi heo công nghiệp, gây thất thoát lớn về mặt kinh tế và ảnh hưởng xấu đến an ninh lương thực thế giới. Dưới đây là những tìm hiểu và tóm gọn của mình về bệnh này, mời các bạn tham khảo nhé.

I. Lịch sử về bệnh

Bệnh dịch tả heo châu Phi được miêu tả lần đầu vào năm 1921 tại Kenya, khi virus này lây truyền từ heo hoang dã châu Phi sang heo công nghiệp với tỷ lệ chết lên 100% tại thời điểm đó (được đề cập bởi Montgomery vào năm 1921). Sau đó làn truyền ra phần lớn ở châu Âu bào gồm Tây Ban Nha, Pháp, Ý, đảo Sardinia, Malta, Bỉ, Hà Lan, và tiếp đến là các nước Mỹ Latin bao gồm Cuba, Brazil, cộng hòa Dominican, Haiti. Vào năm 2018 dịch ASF được báo cáo tại Trung Quốc.

Tại Việt Nam, ngày 19/2/2019, theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chính thức công bố dịch tả lợn châu Phi. Cũng theo Cục Thú y, từ ngày 1/2/2019, tại Hưng Yên đã phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Trung Nghĩa (TP Hưng Yên) và Yên Hòa (huyện Yên Mỹ) với hàng trăm con lợn bị nhiễm bệnh. Còn tại Thái Bình đã phát hiện bệnh ở một số hộ chăn nuôi tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà.

II. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Virus ASF (ASFV) không lây truyền bệnh sang người, nên không được xem là mối nguy hại trực tiếp đối với sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho loài heo, nên ảnh hưởng lớn việc sản xuất thịt heo, và các phụ phẩm từ heo từ đó gây nên tác động lớn đến kinh tế và xã hội cũng như an ninh lương thực (đặc biệt là các nước đang bị ảnh hưởng nặng bởi bệnh này).

III. Bệnh nguyên

1. ASFV là virus gì?

ASFV là virus lớn, có hình khối hai mươi mặt (icosahedral), là một DNA virus có sợi kép, và là thành viên duy nhất trong họ Asfiviridae, thuộc giống Asfivirus.

2. Hệ gene của ASFV

Hệ gene của virus có chiều dài từ 170 đến 193 kb chứa khoảng 150-167 khung đọc mở. Hệ gene bao gồm một vùng trung tâm bảo tồn dài khoảng 125 kb và có hai đầu biến thể chứa 5 cụm đa gene (multigene families).

Để xem thêm các nghiên cứu hệ gene của virus nhấn vào đây

3. Cấu trúc của virus

Cấu trúc cơ bản của ASFV bao gồm:

  • Màng ngoài
  • Vỏ virus (Capsid _ VP72)
  • Màng trong
  • Matrix
  • Nucleoid
  • Hệ gene DNA (Sợi DNA kép)

Virus dịch tả lợn châu Phi – Wikipedia tiếng Việt

Protein gắn kết p12 và p14 được tìm thấy ở màng ngoài, trong khi protein p150, p37, p34, và p14 định vị ở lõi virus. Vỏ bên ngoài của virus còn có protein hemagglutinin (HA)

4. Sự nhạy cảm với môi trường bên ngoài

ASFV tồn tại ổn định trong môi trường nuôi cấy không có huyết thanh với pH từ 4-10, bất hoạt nhanh ở pH dưới 4 hoặc cao hơn 11.5. Nếu tồn tại trong huyết thanh khả năng gây bệnh được giữ lên đến 6 năm khi được bảo quản ở 5 độ C và nếu trong môi trường có 25% huyết thanh có thể có khả năng gây bệnh trong nhiều ngày thậm chí dù ở độ pH 13.4.

Theo Plowright và Parker (1967), ASFV bị bất hoạt ở nhiệt độ 60 độ C trong 30 phút, hoặc 56 độ C trong 70 phút (Mebus, 1988). Cũng theo Plowright và Parker (1967) ASFV đề kháng với proteases và nucleases.

5. Phân lập ASFV

Phân lập ASFV trong thực địa phải được phân lập từ bạch cầu mono và đại thực bào của heo vì chúng không tái bản ở hầu hết các môi trường tế bào khác. Tuy nhiên, trong nghiên cứu, một số mẫu ASFV được thử nghiệm phân lâp trong tế bào thận của loài khỉ xanh châu Phi (African green monkey).

IV. Dịch tễ học

ASF có mặt tại trên 20 quốc gia lớn nhỏ, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, tính đến tháng 11 năm 2023 đã có đến 44 tỉnh ghi nhận nhiễm ASF. Theo Báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm đến hết tháng 10 vừa qua, cả nước đã xảy ra 481 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 44 tỉnh, thành phố. Hơn 18.000 con lợn đã phải tiêu hủy

Loài cảm nhiễm tự nhiên là heo nhà và heo rừng. Heo rừng châu Âu nhạy cảm với ASFV, khi mắc phải thì có biểu hiện lâm sàng và tỷ lệ chết tương đương với heo nhà. Ngược lại, đối với loài Heo bướu thông thường (warthogs)heo rừng lớn (Giant forest hog) và loài heo lông rậm (bushpigs) thì đa phần ASFV gây nhiễm cận lâm sàng.

Vòng truyền lây của ASFV tại châu Phi là một tổ hợp phức tạp với nhiều mắt xích, bao gồm các loài heo rừng châu Phi, ve mềm (soft ticks), và heo nhà. Tại châu Âu, ASFV lây truyền chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa con bệnh và con không bệnh, bao gồm cả heo nhà và heo rừng. Con đường truyền lây chủ yếu thông qua dịch mũi- miệng, các con đường khác cũng có lây lan bao gồm, ve căn, trầy xước da, tiêm chích.

Bảng thể hiện các chỉ số tồn tại của ASFV trong các vật chất - môi trường khác nhau

Các con đường lây truyền quan trọng nhất của virus dịch tả heo châu Phi (ASFV) là lây truyền qua đường miệng, chủ yếu là qua đường ăn uống và/hoặc tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm virus. Khả năng tồn tại dai dẳng của nó cũng như thách thức trong việc bất hoạt virus (Bảng 1) góp phần gây khó khăn cho việc kiểm soát.

Những con heo ăn phải cám bị nhiễm chủng Georgia 2007/1 đã bị nhiễm với liều nhiễm tối thiểu là 104 TCID50 với mức trung bình là 106.8 TCID50 . Trong cùng một nghiên cứu, liều lây nhiễm tối thiểu của ASFV trong nước uống chỉ là 1 TCID50 với mức trung bình là 10 TCID50 , cho thấy rằng ASFV lây truyền qua nước uống hiệu quả hơn nhiều so với qua cám (Niederwerder và cộng sự, 2019).

Trong lịch sử, việc ăn phải thức ăn thừa của con người đã được chứng minh là một con đường quan trọng cho sự lây lan của ASFV. Cỏ tươi và hạt giống bị nhiễm virus từ heo rừng bị nhiễm bệnh là nguồn lây nhiễm tiềm ẩn cho heo nông hộ (Guinat và cộng sự, 2016).

Thời gian ủ bệnh ASFV là từ 4- 19 ngày tùy vào chủng và con đường nhiễmTrong lúc heo ủ bệnh, khả năng truyền nhiễm cho các con khác vẫn có vì chúng vẫn tiếp tục bài thải virus trong thời gian ủ bệnh, đặc biệt với chủng độc lực cao. Khi có biểu hiện lâm sàng, ASFV bài thải với nồng độ cao trong mọi dịch và chất tiết của heo bao gồm dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu, nước mắt, dịch sinh dục và các vết thương chảy máu (đường máu). Heo vượt qua khỏi giai đoạn lâm sàng, mang kháng thể cao và có thời gian mang trùng cao, có trường hợp có thể phát hiện ASFV trong mô ở nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Vì thế khi dịch ASF nổ ra, những con mang trùng (đã khỏi nhưng còn mang virus) là những “ký chủ” quan trọng cần phải tập trung loại bỏ.

ASFV tổn tại ổn định trong môi trường bình thường, có thể giữ nguyên khả năng gây nhiễm hơn 3 ngày trong các ô chuồng bị vấy nhiễm và trong nhiều tuần liền ở trong phân heo. Sau khi được lưu trữ ở nhiệt độ phòng, ASFV có thể được phân lập từ huyết thanh hoặc máu sau 18 tháng và trong các mẫu máu bị đông, hư là 15 tuần. Trong các sản phẩm như thịt muối virus có thể tồn tại trong vòng từ 100 - 300 ngày. Tuy nhiên trong các sản phẩm thịt heo đóng hộp có gia nhiệt trên 70 độ C thì không thấy. Với các loại thịt đông lạnh rút xương và thịt xương virus tồn tại khoảng 110 ngày.

V. Sinh bệnh học

Nơi tái bản của ASFV là bạch cầu mono và đại thực bào của bạch hạch gần điểm gây nhiễm nhất.

Trong trường hợp tiếp xúc miệng, các bạch cầu mono và đại thực bào trong amidan và hạch hàm là nơi bị xâm nhập đầu tiên. Sau đó, thông qua đường máu hoặc đường bạch huyết nhiễm ở các cơ quan khác như: bạch hạch, tủy xương, lách, phổi, gan và thận. Tình trạng nhiễm trùng máu bắt đầu từ 4-8 ngày sau khi xâm nhập tại bạch hạch đầu tiên và bởi vì do thiếu kháng thể bảo hộ hoàn toàn nên việc nhiễm trùng huyết có thể tồn tại trong hàng tuần hoặc hàng tháng.

ASFV ngoài chủ yếu nhân lên tại đại thực bào và bạch cầu mono nó còn có thể nhân lên tại tế bào biểu mô, tế bào gan, tế bào biểu mô cầu thận và bạch cầu trung tính. Tuy nhiên không có sự nhiễm nào xảy ra trên tế bào bạch cầu lympho T và B [1]. Virus xâm nhập vào tế bào cảm nhiễm dựa vào thụ thể trung gian và nhân lên tại bào tương gần nhân của tế bào cảm nhiễm. Nghiên cứu về sự tương tác giữa ASFV chủng độc lực cao với bạch cầu mono và đại thực bào cho thấy có sự né tránh miễn dịch, từ đó giúp virus sống sót và gây nhiễm tốt hơn.

Hầu hết các chúng ASFV gắn với màn tế bào hồng cầu và tiểu cầu từ đó gây ngưng kết hồng cầu (vẫn có các chủng không gây ngưng kết hồng cầu)

Các triệu chứng xuất huyết được ghi nhận ở giai đoạn cuối của ASF nhiễm cấp tính được cho là do sự thực bào của các biểu mô bị nhiễm. Ngược lại, xuất huyết khi heo bị ASF bán cấp tính chủ yếu là do ảnh hưởng của sự gia tăng tính thấm thành mạch.

Suy giảm bạch cầu lympho khi nhiễm ASF cấp tính có liên quan đến việc tự kích hoạt chu trình chết của bạch cầu lympho, có thể do liên quan đến việc kích hoạt các cytokines hoặc các chất trung gian kích hoạt chu trình chết do đại thực bào bị nhiễm, chứ ít khả năng do ASFV xâm nhiễm và nhân lên tại lympho T và B (check điểm [1]).

Nhiễm ASF bán cấp tính có đặc trưng là giảm tiểu cầu tạm thời (transitory thrompocitopenia). Phù phế nang do sự tấn công của virus vào đại thực bào phế nang được xem là triệu chứng cho giai đoạn cuối ASF cấp tính và bán cấu tính và là nguyên nhân gây chính dẫn đến heo chết.

VI. Dấu hiệu lâm sàng

ASF có nhiều triệu chứng lâm sàng giống các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng trên heo khác như bệnh tả heo cổ điển, và bệnh erysipelas [đóng dấu son] (gây ra do Erysipelothris rhusiopathiae). Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 19 ngày trong quá trình nhiễm bệnh tự nhiên, tuy nhiên chỉ từ 2-5 ngày trong quá trình gây nhiễm trong phòng thí nghiệm.

Việc gây nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Độc lực của chủng virus
  • Liều phơi nhiễm
  • Con đường phơi nhiễm

Với chủng độc lực cao thì gây các triệu chứng lâm sàng liên quan đến thể quá cấp tính và bán cấp tính. Các chủng độc lực vừa gây các triệu chứng lâm sàng thuộc thể cấp tính và bán cấp tính, ngoài ra trong một số trường hợp gây nhiễm ở thể mãn tính và cận lâm sàng. Chủng độc lực thấp gây nhiễm ở thể bán cấp, mãn tính và nhiễm cận lâm sàng hoặc không triệu chứng.

Tỷ lệ chết giao động từ 40-85%, phụ thuộc vào: chủng độc lực virus gây nên thể bệnh, con đường lây nhiễm, có hay không có các triệu chứng xuất huyết (chảy máu mũi hoặc tiêu chảy máu). Thể độc lực cao gây chết 90-100%, độc lực trung bình gây chết 20-40% với heo trưởng thành và với heo con lên đến 70-80%, thể độc lực thấp gây tỷ lệ chết từ 10-30%

Quá cấp tính
Bỏ ăn, tăng thân nhiệt >41 độ C, ủ rủ, sung huyết da (đỏ người). Heo chết sau 1-4 ngày sau khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Thể quá cấp tính thường được báo cáo ở vùng heo chưa bao giờ từng bị ASF.


Thể cấp tính
Bỏ ăn, tăng thân nhiệt > 40 - 42 độ C, giảm vận động, giảm bạch cầu giai đoạn sớm, phù phổi, hoại tử mở rộng và xuất huyết ở mô lympho, xuất huyết ở da (đặc biệt da vùng tai và hai bên hông), sưng lách và tỷ lệ chết cao.

Giai đoạn đầu có ghi nhận heo thở gấp, tăng tiết bọt do phù phổi

Một số trường hợp ghi nhận các triệu chứng khác như: chảy máu mũi, táo bón, nôn ói, đôi khi tiêu chảy. Tiêu chảy máu cũng có xảy ra ở một số trường hợp bệnh. Dấu hiệu rõ rệt của bệnh sẽ là da xanh tím, do tăng sung huyết dữ dội hoặc/ và có các chấm điểm có màu tím ở vùng da ngoại vi, tai, ngực, bụng và đáy chậu. Tím bầm và hoại tử có thể tìm thấy ở thể độc lực cao và độc lực vừa. Xảy thai thường xảy ra ở nái mang thai và có thể là dấu hiệu đầu tiên của việc bùng dịch. Tỷ lệ chết thường dao động vào khoảng 90-100% ở ngày thứ 7 từ sau khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng. | | Thể bán cấp tính | Gần giống thể cấp tính nhưng mức độ nghiêm trọng thấp hơn. Triệu chứng đặc trưng cho thể bán cấp tính là giảm tiểu cầu tạm thời, giảm bạch cầu, và nhiều tổn thương xuất huyết.

Các triệu chứng khác có thể là sốt, báng bụng, tích nước bao tim, phù túi mật, phù thận, xảy thai, sưng lách. Tỷ lệ chết dao động từ 30-70% và heo có thể bình phục từ 3-4 tuần. | | Thể mãn tính | Chủ yếu được báo cáo ở vùng bán đảo Iberia (Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha), chưa có ghi nhận nhiều về triệu chứng |

VII. Bệnh tích đại thể

Tùy thuộc vào chủng độc lực mà heo có thể có những bệnh tích đại thể khác nhau

Thể cấp tính và bán cấp tính thường có đặc trưng là xuất huyết và sự hoại tử của các mô lympho. Ngược lại thể mãn tính và cận lâm sàng thì các thương tổn rất ít.

Các tổn thương đại thể chính được ghi nhận là:

  • Lách: Sẫm màu, đen, sưng lớn, hoại tử thiếu máu, dễ cắt
  • Bạch hạch: đặc biệt tại hạch màng treo, và hạch thận có những dấu vết xuất huyết, phù, dễ cắt và thường có xuất huyết bầm màu đỏ sậm, đôi khi xuất hiên vân cẩm thạch do cương mạch thụ động và xuất huyết dưới màng bao
  • Thận: Xuất huyết điểm, ở bề mặt nang thận, mặt cắt và vùng đáy thận
  • Tim: Xuất hiện tích nước màng bao tim, xuất huyết điểm ở ngoại tâm mạc và nội tâm mạc.

VIII. Phòng ngừa bệnh

Khi phát hiện, nghi ngờ heo mắc bệnh ASF các vấn đề về luân chuyển đàn heo, hoạt động sản xuất phải được giới hạn nghiêm ngặt và các xét nghiệm tầm soát phải được thực hiện ngay lập tức. Điều này rất quan trọng vì một số chủng độc lực thấp gây ra các triệu chứng đặc chưng hoặc bệnh tích rõ ràng. Hiện tại chưa có vaccine nào hiệu quả phòng ngừa ASF hoặc có các liệu pháp hưu hiệu để điều trị bệnh.

Điểm mấu chốt quan trọng là phải bảo vệ các khu vực chưa bị ASF. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy các rác thải bị nhiễm ASFV từ các sân bay quốc tế và cửa khẩu là nguồn truyền lây bệnh xuyên biên giới quan trọng. Vì thế các loại thức ăn thừa từ máy bay và tàu thuyền cần được tiêu hủy.

Thực hiện an toàn sinh học ngoài và trong tốt là biện pháp hữu hiệu nhất hiện tại để ngăn ngừa dịch bệnh lan truyên vào trong trại. Dưới đây là các biện pháp an toàn sinh học để ngăn ngừa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến