Các loài động vật có vú mang thai bao lâu?
Loài người (Homo sapiens), chúng ta, mang thai chín tháng mười ngày để sinh ra các thế hệ mới. Trong thời gian thai sản, mầm sống ngày càng lớn lên nhờ dinh dưỡng và tình thương từ người mẹ. Thai kỳ là một trong những thời gian căng thẳng đối với những người mẹ bầu, không những vì sự thay đổi lối sinh hoạt, lượng ăn uống mà còn bởi ốm nghén, mệt mỏi, hoa mắt thời gian đầu khi mang thai. Trong các giai đoạn sau, chúng ta ngày một lớn, đi kèm với mong muốn thoát ra khỏi nơi chật chội này ngày càng lớn theo, chúng ta ngày càng trở nên “manh động” hơn, và khi đến thời gian để ra ngoài thế giới, người mẹ, một lần nữa, lại chịu đau đớn (về thể xác lẫn tinh thần) để đưa chúng ta ra ngoài. Khi sinh ra chúng ta vẫn là những cá thể yếu đuối, cần sự chăm sóc từ chính bố và mẹ. Theo cuốn Homo sapiens, của tác giả Yuval Noah Harari (2019), những điều liên quan đến đặc điểm sinh sản của giới cái loài Homo sapiens là một phần vì có dáng đứng thẳng, và tập quán xã hội phức tạp của đi kèm với những khó khăn riêng về sinh nở cho người phụ nữ. Dáng đứng thẳng là hông con cái Homo sapiens hẹp hơn và đường sinh sản hẹp hơn, nên buộc phải sinh non, con non nhỏ (chứ thai nhi lớn quá sẽ gặp tai biến sản khoa), yếu đuối nên cần sự chăm sóc, và người phụ nữ không thể sống sót nếu không có các cá thể Homo sapiens khác hỗ trợ từ đó hình thành các tập quán xã hội của loài Homo sapiens [1].
Không riêng gì loài người chúng ta, mọi loài trong sinh giới hầu hết có xu hướng sinh sản để truyền gene di truyền cho đời sau. Có loài thì sinh sản vô tính như nhân đôi, nảy chồi, tạo bào tử, có loài thì đẻ trứng, có loài thì mang thai, đẻ con rất đa dạng. Các loài động vật hữu nhũ (thú có vú) (chúng ta cũng có vú) hầu hết sinh sản theo hình thức mang thai và đẻ con. Vậy, có bao giờ bạn tò mò các loài như chó, mèo, heo, bò, thậm chí cá voi mang thai bao lâu không? Dưới đây mình sẽ giới thiệu thời gian mang thai của một số loài thú mà mình biết nhé.
Mèo
Cũng gần giống như chó, mèo cũng thường mang thai từ 63 - 65 ngày, khoảng là 9 tuần, tuy nhiên vẫn có trường hợp lâu hơn hoặc ngắn hơn. Thường một lứa đẻ có khoảng 3 - 4 bé mèo con (tuy nhiên vẫn có thể nhiều hơn). Mèo mẹ có thể đậu thai ngay trong lúc nuôi mèo con, với tốc độ sinh đẻ như vậy, mình hay thường nói loài mèo có thể thống trị thế giới sau này. Mèo cũng là loài đa thai.
Chó nhà
Loài chó mang thai tầm 58 - 68 ngày, chúng ta có thể lấy trung bình là 63 ngày. Chó là loài đa thai, một lứa đẻ có có thể đẻ từ 5 - 6 chó con, một thông tin thú vị là chó mẹ có thể có đến 12 chó con trong một lứa đẻ, nhưng điều đó rất hiếm.
Bò nhà
Hình ảnh minh họa. Nguồn truy xuất: Littledumpy34 - Own work, CC BY-SA 4.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=89742404 |
Bò thường mang thai khoảng 279 - 292 ngày nhưng thường nhất là 283 ngày, tương đương chín tháng mười ngày như con người. Tuy tùy một số điều kiện cụ thể, bò mang thai sau khi đẻ có thể thụ thai lại vào 2 tháng sau tức là 50 - 60 ngày sau. Bò thường đẻ một bê con.
Heo
Ảnh minh họa. Nguồn truy xuất: Mark Peters from Baltimore, USA - Poplar Spring Animal Sanctuary, CC BY 2.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=11762434 |
Heo là thú đa thai và mang thai trong tầm khoảng 3 tháng 3 tuần 3 ngày, một con số khá dễ nhớ đúng không nào!!
Dê (Goat)
Dê mang thai khoảng 5 tháng tức 150 ngày, mỗi lứa dê đẻ từ 1-2 con, có trường hợp có thể đẻ 3 hoặc 4 con.
Ngựa
Ngựa cái mang thai từ 338 - 343 ngày tương đương 11 tháng, mỗi lứa đẻ, ngựa thường chỉ đẻ 1 con.
Thỏ
Ảnh minh họa. Nguồn truy xuất: JM Ligero Loarte - Own work, CC BY 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=24986245 |
Thỏ mẹ mang thai chỉ từ 30 - 33 ngày (khoảng một tháng). Một điều cực kỳ thú vị là thỏ có thể đậu thai chỉ trong vài giờ sau khi đẻ. Như vậy một con thỏ cái có thể có 12 lứa đẻ tương ứng với 12 tháng trong năm
Yak (Bò nội địa tây tạng)
Ảnh minh họa. Nguồn truy xuất: By Dennis Jarvis, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=22519671 |
Bò tây tạng có thời gian mang thai ngắn hơn bò nhà khoảng 10 - 20 ngày, thời gian mang thai của chúng thường rơi vào khoảng 257 ngày đến 270 ngày. Có một điểm hay là do bò Tây Tạng thường sống ở vùng núi cao, lạnh lẽo, chúng thường giao phối tự nhiên vào tháng bảy đến tháng chín. Như vậy bò mẹ sẽ đẻ con vào khoảng tháng năm đến tháng tám năm sau.
Linh dương đầu bò (Wildebeest)
Gần giống như Yak, linh dương đầu bò cũng đẻ vào khoảng 258 ngày tức tám tháng rưỡi, khi đẻ, con mẹ sẽ thường ở giữa đàn mục đích của việc này là để đàn linh dương đầu bò bảo vệ con mẹ và cả con non. Ngoài ra, con mẹ sẽ đẻ vào buổi sáng, để con con kịp thích nghi và đi lại được phòng khi chập tối có nguy hiểm
Nai (Deer)
Ảnh minh họa, từ tư liệu thực tế |
Nai thường đẻ từ 1 - 3 nai con, và thời gian mang thai là 200 ngày.
Voi (Elephant)
Mang thai khá lâu từ 18 - 22 tháng tức là gần hai năm voi mới hạ sanh một chú voi con. Các nhà khoa học cho rằng voi mẹ mang thai lâu vậy là để não bộ của voi con được phát triển toàn diện để khi sinh ra, voi con thích nghi nhanh với đàn và môi trường
Hươu cao cổ (Giraffe)
Ảnh minh họa, từ tư liệu thực tế |
Hươu cao cổ mang thai 15 tháng, tức một năm ba tháng (khoảng 453 - 464 ngày).
Cá voi xanh (Blue Whale)
Ảnh minh họa. Nguồn truy xuất: NOAA Photo Library - anim1754, Public Domain, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=17942391 |
Mang thai từ 10 - 12 tháng. Cá voi mẹ sẽ bơm sữa trực tiếp vào miệng cá voi con vì cá voi không có môi để bú sữa.
Chuột nâu (Rattus norvegicus)
Ảnh minh họa. Nguồn truy xuất: Zeynel Cebeci - Own work, CC BY-SA 4.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=89859749 |
Chuột nâu có tốc độ mang thai nhanh chỉ 21 - 24 ngày và là loài đa thai nên sinh sản với số lượng lớn.
Hà mã
|
Nhận xét
Đăng nhận xét