Chuẩn bị tốt giấy tờ cho thú cưng
Hình minh họa |
Việc chuẩn bị giấy tờ khi nuôi thú cưng nghe có vẻ hơi xa lạ với người Việt Nam nhưng nó rất hữu ích và trong thực tế khi đến phòng khám hay bệnh viện thú y, những thông tin ấy lại có thể rất hữu ích. Ví dụ như khi các bác sĩ thú y biết thú cưng bạn đang dùng loại thuốc gì, họ có thể chọn các thuốc có ít tương tác thuốc nhất, từ đó giảm thiểu khả năng gây hại cho thú cưng cũng như tăng hiệu quả điều trị. Một số thông tin cũng giúp bác sĩ dễ thu hẹp các chẩn đoán của mình hơn. Các mẫu giấy đơn giản vậy nhưng lại rất có giá trị cho bác sĩ. Các loại giấy tờ cần có nên là sổ tiêm ngừa vaccine, sổ theo dõi sức khỏe của chó.
Sổ Vaccine
Đối với sổ tiêm ngừa vaccine thường sẽ được các phòng khám, bệnh viện thú y gửi các bạn khi dẫn thú cưng đi chủng ngừa. Đa phần các cuốn sổ vaccine này nhỏ, chứa một vài thông tin của chủ nuôi, một vài thông tin của thú cưng, những loại vaccine đã tiêm, một số sổ sẽ có vài trang để ghi thông tin phòng ngừa nội - ngoại ký sinh và một số vấn đề. Đối với mình, sổ vaccine là nơi lưu trữ tem của loại vaccine mình tiêm cho thú cưng, chứ không thể ghi chép nhiều về thông tin chi tiết, bệnh sử của thú cưng vì chỉ có vài trang ngắn đằng sau. Sổ vaccine (tiêm đầy đủ theo yêu cầu của nước sở tại) cũng là một giấy tờ quan trọng để thú cưng xuất cảnh nước ngoài cùng bạn, vì vậy hay luôn chuẩn bị sẵn trước khi dự tính dắt thú cưng đi nước ngoài nhé !!
Sổ theo dõi sức khỏe
Ngoài sổ vaccine, bạn nên tự làm một sổ theo dõi sức khỏe thú cưng sử dụng cho cá nhân. Các thông tin trong sổ theo dõi sức khỏe có thể thông tin liên lạc với chủ nuôi, thông tin cơ bản của thú cưng, tình trạng phòng ngừa nội - ngoại ký sinh, các theo dõi về tình trạng sức khỏe, lịch sử dùng thuốc, ngoài ra các bạn có thể bổ sung thêm tình trạng vaccine nếu muốn. Dưới đây là các mẫu về thông tin để các bạn có thể tham khảo trong sổ theo dõi sức khỏe để bạn có thể copy và tạo ra một sổ theo dõi sức khỏe kỹ thuật số
Owner Section (Mục dành cho chủ nuôi)
- Owner name (Họ & Tên) :
- Add (Địa chỉ) :
- Tel (Số điện thoại) :
- Tel 1 (Số điện thoại dự phòng) :
- E-mail :
- Nationality (Quốc tịch) :
- Note (Ghi chú) :
Pet Section (Mục dành cho thú cưng)
- Pet’s name (Tên thú cưng):
- Species (Loài) : Ví dụ : Chó
- Breed (Giống) : Ví dụ : Corgi
- Color (Màu sắc , đặc điểm nhận diện) :
- Sex (Giới tính) :
- Birthday (Ngày sinh, hoặc tháng sinh) :
- Chip number (Số chip) :
- Note (Ghi chú) :
- Chúng ta có thể thêm hình ảnh vào mục này
Vaccination (Mục dành cho ghi lại những loại vaccine đã tiêm)
Cần có những thông tin cơ bản sau
- Date (ngày)
- Name of vaccine (Tên loại Vaccine)
- Next treatment (Ngày tái chủng)
- Vet (Tên BSTY tiêm ngừa)
Deworming - Parasite control status (Mục dành cho ghi lại những loại thuốc phòng ngừa nội - ngoại ký sinh)
Cần có những thông tin cơ bản sau
- Date (ngày)
- Name of medication (Tên loại thuốc ngừa)
- Next treatment (Ngày tái sử dụng)
- Vet (Tên BSTY chỉ định)
Medication (Mục ghi lại những thuốc cần sử dụng)
Ghi lại các loại thuốc mà BSTY kê đơn cho thú cưng, cần ghi rõ ngày bắt đầu uống là khi nào cho vấn đề gì, tên loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng và cuối cùng là ngày kết thúc và ghi chú (ví dụ như có đi tái khám hay không). Cần có ít nhất những thông tin cơ bản sau
- Date Start (Ngày bắt đầu)
- Problem (Vấn đề)
- Name of medication (Tên loại thuốc)
- Dose and time (Liều sử dụng và thời điểm sử dụng)
- Date End and Note (Ngày kết thúc và ghi chú)
General Problems (Những vấn đề thường thấy trên thú cưng)
Với bảng này khi thú cưng có bất kỳ dấu hiệu nào làm bạn nghi ngờ, nhưng không quá nghiêm trọng (tình huống cấp cứu), hãy ghi ra để hỗ trợ các BSTY. Các bạn có thể xem ví dụ dưới đây
Date (ngày) Biểu hiện - triệu chứng 20/02/2023 Ví dụ : Bỏ ăn, nôn ói 20/03/2023 Ví dụ : 5,6 kg (tăng cân) 20/04/2023 Ví dụ : Rụng lông
Phiếu liên lạc khẩn cấp - một phụ lục không thể thiếu cho sổ sức khỏe
Phiếu liên lạc khẩn cấp là nguồn thông tin dự phòng cần thiết trong tình huống cấp bách, hoặc thường lệ. Phiếu này chứa thông tin một số phòng khám, và bệnh viện thú y cần thiết tùy theo tình trạng của thú cưng. Về lựa chọn các địa điểm khám, các bạn nên lựa theo công thức 2 địa điểm gần nhà và 1 địa điểm lớn. Trong hai địa điểm gần nhà nên có một phòng khám thú y, và một bệnh viện thú y gần nhà. Đối với các vấn đề đơn giản, như tiêm vaccine, phòng ngừa nội - ngoại ký sinh, chăm sóc lông da, grooming, một số bệnh lý không nghiêm trọng, các bạn có thể đi đến các phòng khám thú y gần nhà, để tiết kiệm chi phí đi lại, vận chuyển thú cưng. Bệnh viện thú y gần nhà có thể phù hợp cho các bệnh trung bình đến nặng, hoặc điều trị ngoại trú ở phòng khám không khỏi, đây cũng là nơi sơ cấp cứu ban đầu dành cho thú cưng. Và cuối cùng, với một bệnh viện thú y lớn hơn, có thiết bị kỹ thuật cao hơn, và tính chuyên môn cao hơn có thể là “tuyến cuối” trong trường hợp thú cưng gặp biến cố nặng, nên ưu tiên các bệnh viện có trực cấp cứu 24/7.
Các bạn có thể tham khảo nội dung mẫu phiếu dưới dưới đây nhé
EMERGENCY PET RESOURCE DOCUMENT FOR
Pet : (Điền tên thú cưng)
Pet Sitter/ Owner : (Người chịu trách nhiệm chăm sóc/ chủ)
Clinic 1
Veterinarian: (BSTY) BSTY. Nguyen Van A
Clinic: (Tên phòng khám)
Vet Clinic Phone : (Số điện thoại)
Address: (Địa chỉ)
How far : (Cách từ nhà đến phòng khám bao nhiêu cây số)
Working hours : (Thời gian làm việc) Ví dụ : Từ thứ 2 - thứ 6 08:00 - 20:00, thứ 7, chủ nhật đóng cửa
Services: (Dịch vụ cung cấp)
Website : (Trang web)
Hospital 1
Veterinarian: (BSTY phụ trách bệnh viện) BSTY. Nguyen Van A
Reception : (Tên thu ngân)
Hospital: (Tên bệnh viện)
Hospital Phone : (Số điện thoại/ hotline)
Address: (Địa chỉ)
How far : (Cách từ nhà đến phòng khám bao nhiêu cây số)
Working hours : (Thời gian làm việc) Ví dụ : Từ thứ 2 - thứ 6 07:00 - 20:00, thứ 7 - chủ nhật 09:00 - 17:00
Services: (Dịch vụ cung cấp)
Website : (Trang web)
Hospital 2
Veterinarian: (BSTY phụ trách bệnh viện) BSTY. Nguyen Van A
Reception : (Tên thu ngân)
Hospital: (Tên bệnh viện)
Hospital Phone : (Số điện thoại/ hotline)
Address: (Địa chỉ)
How far : (Cách từ nhà đến phòng khám bao nhiêu cây số)
Working hours : (Thời gian làm việc) Ví dụ : Từ thứ 2 - thứ 6 07:00 - 20:00, thứ 7 - chủ nhật 09:00 - 17:00. Cấp cứu 24/7
Services: (Dịch vụ cung cấp)
Website : (Trang web)
Thông tin cấp thiết:
Dị ứng thức ăn :
----------Dị ứng thuốc :
Dị tật quan trọng :
Thuốc đã sử dụng trong thời gian gần đây (khoảng 3 tháng đến hiện tại) :
Nhận xét
Đăng nhận xét