Điều kỳ lạ về giống lười-ba-ngón

[[Một kiến thức góp nhặt được]]

    Có tới sáu giống lười còn hiện hữu ngày nay, chúng chủ yếu được chia thành hai chủng, đó là lười-hai-ngón và lười-ba-ngón. Nhìn chúng những giống lười có đặc điểm rất chung đó chính là chúng khá là...lười. Chúng có hệ số trao đổi chất rất thấp, chúng di chuyển kiểu slow-motion, nghĩa là mọi hoạt động của chúng đều rất chậm để giảm tối thiểu mức sử dụng năng lượng. Chúng đặc biệt nhanh khi bơi dưới nước với vận tốc từ 13 mét trong một phút. Ngoài ra, chúng có cả khả năng giảm số nhịp tim đập và nhịp thở của mình. Điểm khác biệt giữa lười-hai-ngón và lười-ba-ngon là những con lười-hai-ngón ăn tạp và có vẻ nhanh nhẹn hơn so với lười-ba-ngón, vốn chỉ ăn lá cây nghèo chất dinh dưỡng. Lười-ba-ngón thường năm im bất động 20/24 giờ đồng hồ, trong người người họ hàng hai-ngón của chúng lại năng động hơn.
    Lười-ba-ngón có một bộ lông rất đặc biệt giúp trữ nước mưa và hơi ẩm để tảo xanh có thể sinh trưởng. Đồng thời lông của lười cũng là nhà của ngài lười (gồm nhiều loài nhưng đại diện có thể là *Bradypodicola hahneli*), ngài lười cũng một phần giúp tảo xanh phát triển thêm. Ngài lười dùng chất tiêt từ lông của lười và tảo làm thức ăn. Lông của lười vốn có màu nâu, khi các quần thể tảo phát triển mạnh, nó làm bộ lông lười có một màu xanh nhạt, giúp chúng ngụy trang tinh tế trong khu rừng.
    Các cá thể lười (chủ yếu lười-ba-ngón) thường sống cố định trên một cây, ngôi nhà ‘’thân thương’’ của chúng, và it khi dời khỏi nơi ở. Lười-ba-ngón hầu như không có hoạt động gì, ngoài ăn kiếm ăn về đêm, chúng hầu như không di chuyển gì nhiều, việc sống trên cây cũng đã giúp chúng an toàn khỏi thú dữ. Tuy vậy có một tập tính hết sức khó hiểu của chúng, là cứ một lần một tuần, chúng phải chầm chậm trèo xuống gốc cây và...đi tiểu, đi ị (bài thải phân). Chúng đào một cái hố bằng cái đuôi và bắt đầu ‘’xử lý’’, sau đó lấp cái hố lại và từ từ leo lên cây. Vốn là loài chậm chạp, chỉ có thể di chuyển 3 mét trong một phút trên cạn, vì thế có thể nói khi đi giải quyết cái nhu cầu trời cho cũng là thời điểm nguy hiểm nhất đối với lười-ba-ngón, chúng dễ làm mồi cho các động vật ăn thịt vì không còn ở trên những nhánh cây an toàn.

    Câu hỏi là: Vì sao lại phải đánh đổi cả sinh mạng của mình chỉ vì đi phân và đi tiểu dưới đất? Trong khi chúng lại đẻ trên cao, ăn trên cao, đôi khi dùng lông để trữ nước uống, vậy tại sao lại tốn rất nhiều công sức và cả tính mạng của mình chỉ để đi vệ sinh dưới đất? Đa phần vẫn chưa ai biết được thật sự tập tính này có ý nghĩa ra sao. Quan sát và nghiên cứu cho thấy khi chúng đi phân dưới gốc cây chúng sống một phần là để yêu thương cây, cũng như đánh dấu lãnh thổ và phần còn lại là để ‘’giúp’’ ngài lười. Khi chúng đi phân và đi tiểu dưới gốc cây, chúng có vẻ ‘’mong muốn’’ cung cấp thêm dinh dưỡng cho cái cây nơi mình ở thêm tươi tốt, có nhiều lá để ăn đồng thời nước tiểu có chứa mùi đặc trưng giúp nhận biết lãnh thổ. Đồng thời khi lười đi phân, những con ngài cái cũng đi theo và đẻ trứng. Các ấu trùng của ngài ăn phân lười và lớn lên. Nghe hơi ghê nhưng đúng là ấu trùng ngài dùng phân làm nguồn dinh dưỡng để phát triển và biến thái thành ngài. Khi những con ngài đã lớn chúng bay lên và cư ngụ ở bộ lông con lười— một nơi cư trú đầy đủ thức ăn và an toàn khỏi chim chóc. Đổi lại ngài giúp tảo trên lông lười phát triển. Lười-ba-ngón lại dùng tảo như một thực phẩn bổ sung acid béo, vốn nghèo nàn trong lá cây. Tuy vậy việc đánh liều mạng sống để đi vệ sinh vì một cái cây hoặc một bầy ngài thì cũng chưa thỏa đáng. Ấy vậy mà tập tính này đã được thực hiện khá lâu dài.
Nguồn tham khảo:
Bennington-Castro, J. (2014, January 23). The strange symbiosis between sloths and Moths. Gizmodo. Retrieved April 20, 2023, from https://gizmodo.com/the-strange-symbiosis-between-sloths...
Nguồn ảnh: Mình tự chỉnh trên Canva Pro

Nhận xét

Bài đăng phổ biến